Bởi những khác biệt về thổ nhưỡng, phong tục tập quán, ẩm thực 3 miền Việt Nam mang những nét văn hóa riêng biệt của từng vùng. Mỗi miền đều có những đặc sản, món ăn độc đáo mang đậm nét địa phương, tạo nên sự phong phú cho văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Ẩm thực phản ánh đặc trưng vùng miền. Văn hóa ẩm thực là một phần của đặc trưng về tinh thần, vật chất, đặc sắc của một vùng miền, cộng đồng, quốc gia,… Ẩm thực 3 miền Việt Nam với những nét đặc trưng riêng do khác nhau về thổ nhưỡng, địa lý, phong tục tập quán,… Tuy nhiên cũng chính nhờ đó tạo nên sự đa dạng đáng quý, đầy giá trị cho cả nền văn hóa ẩm thực Việt Nam.
1. Ẩm thực miền Bắc – Đậm đà và bình dị
Vùng đất Bắc có nền lịch sử lâu đời nhất nước ta. Khẩu vị của người dân Bắc được coi là chuẩn mực từ xưa bởi được sàng lọc từ bao đời nay.
Khi nói đến ẩm thực miền Bắc, đặc trưng được nghĩ đến ngay là các món ăn hương vị thanh đạm, nhẹ nhàng. Các gia vị trong món ăn được tiết chế vừa phải, tương hỗ lẫn nhau. Tổng hòa hương vị ẩm thực Bắc bộ đầy tinh tế và thanh tao.
Món ăn miền Bắc có hương vị thanh đạm, nhẹ nhàng
Các món ăn được xem là tinh hoa ẩm thực phía Bắc là các món ăn như cơm niêu bún chả, phở, bánh cuốn Thanh Trì, miến xào cua bể, thịt chua thanh sơn, nem sợi, cá thính, thịt muối …
Ngoài ra, các món ăn miền Bắc còn được đặc trưng bởi các món ăn vặt đặc trưng như bánh cốm, ô mai sấu,… Những món quà bánh mang lại cho người thưởng thức nhiều háo hức; lưu giữ nhiều kỷ niệm tuổi thơ đẹp của mỗi người dân xứ Bắc.
2. Ẩm thực miền Trung – Cay nồng nhưng tinh tế
Trong ẩm thực 3 miền Việt Nam, các món ăn miền Trung mang hương vị đậm đà nhất với vị cay và mặn đặc trưng. Vùng đất đầy nắng gió, không được sự ưu ái của thiên nhiên nhưng văn hóa ẩm thực miền Trung lại rất cầu kỳ, tuyệt diệu.
Địa hình trải dài, mảnh hẹp, chịu nhiều lụt lội, gió bão nên món ăn miền Trung đi vào chiều sâu, không phô trương. Cả dải miền Trung gồm nhiều tỉnh thành, mỗi vùng có những đặc sản riêng biệt.
Tuy nhiên xuất phát từ điều kiện tự nhiên, thói quen sinh hoạt; món ăn các tỉnh miền Trung vẫn có điểm chung là thường được nêm đậm vị.
Các món ăn miền Trung thường được nêm đậm vị, cay nồng
Ẩm thực miền Trung đầy độc đáo bởi sự đan xen của ẩm thực cung đình và đường phố. Điều đó tạo nên sự hòa trộn chút cầu kỳ, sang trọng, lễ nghi; lại có chút đơn giản, dung dị, nhưng lại đầy tinh tế.
Các món ăn đặc trưng của ẩm thực miền Trung như cơm hến, cao lầu, bún bò Huế; bánh bột lọc, bánh xèo, bánh bèo, bánh đập, chả ram,… Các món ăn miền Trung cay nhiều, nhưng độ ngọt ít hơn miền Nam.
3. Ẩm thực miền Nam – Hảo vị chua ngọt
Ẩm thực Nam Bộ rất phong phú và đa dạng. Vùng Nam Bộ là vựa lúa của nước ta; có hệ thống sông ngòi dày đặc và đường bờ biển dài. Vị trí địa lý thuận lợi; được thiên nhiên ưu ái giúp cho miền Nam có sản vật thiên nhiên dồi dào, nguồn thủy hải sản phong phú.
Các món ăn miền Nam hội tụ tinh hoa ẩm thực từ các vùng miền đất nước; từ các dân tộc Khơ Me, Chăm, người Hoa, các quốc gia lân cận,…; Ẩm thực miền nam cũng mang nét dung dị, phóng khoáng; hào sảng như chính con người miền Nam chất phác.
Một đặc trưng nữa trong văn hóa ẩm thực miền Nam là mùa nào thức nấy. Trong mùa nước nổi, bạn sẽ được thưởng thức món ăn đặc sản với cá linh; bông súng, bông điên điển,… Khi mùa gặt đến, bạn có thể thưởng thức các món ăn chế biến từ cua đồng, cá lóc, rau đắng,…
Ẩm thực miền Nam rất phong phú và đa dạng
Chỉ cần những nguyên liệu bình dị; đơn sơ người miền Nam đã có thể tạo nên phong thái riêng cho các món ăn. Các món ăn miền Nam nổi tiếng trong văn hóa ẩm thực phía Nam như bún mắm; cá lóc nướng trui, chè chuối, gỏi cuốn, hủ tiếu Nam Vang, bánh bò,…
Thông thường, món ăn miền Nam thiên về vị ngọt, béo. Các món ăn vị chua, ngọt cũng được ưu tiên như canh chua, lẩu thái,…