Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2020

Lợi ích của mùa hè ít ai biết đến

Lợi ích của mùa hè ít ai biết đến

Mùa hè thường bị mọi người không thích vì nắng nóng nhưng ít ai biết rằng mùa hè chính là mùa tốt cho sức khỏe.Mùa hè tốt cho sức khỏe, là mùa để lấy lại năng lượng cho cơ thể, vì vậy chớ ghét mùa hè. Chúng ta cùng tìm hiểu các lợi ích của mùa hè đem lại cho mỗi người trong bài viết này nhé

Xem thêm:

1. Bổ sung vitamin D

Có lẽ điều lợi nhất cho sức khỏe từ mùa hè chính là vitamin D. Mùa hè giúp duy trì nguồn cung cấp vitamin D ổn định cho cơ thể; làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa viêm; cải thiện sức khoẻ xương; cải thiện khả năng miễn dịch và chống lại bệnh tật. Gần đây, một nghiên cứu cho thấy vitamin D có thể làm giảm nguy cơ tử vong sớm ở những người được chẩn đoán có vấn đề về tim.

2. Mùa của trái cây

mùa hè mùa của hoa quả
Mùa hè là mùa có rất nhiều loại trái cây như quả mọng; dứa, kiwi, cam và đào… Chúng là những loại thực phẩm có thể giúp chúng ta ngăn ngừa mất nước và cung cấp một chế độ ăn uống bổ dưỡng với vitamin C và vitamin E.

3. Đổ mồ hôi là tốt cho sức khỏe

Bạn đổ mồ hôi, cơ thể bạn mát và tuần hoàn máu sẽ tốt hơn. Toát mồ hôi do mùa hè cũng giúp làm sạch da bằng cách tẩy sạch vi khuẩn; bụi bẩn, dầu và các tạp chất khác. Những lợi ích này không chỉ giới hạn ở sức khỏe thể chất. Đổ mồ hôi còn liên quan đến việc giải phóng các endorphin giúp cải thiện tâm trạng và sức khỏe tinh thần tổng thể của bạn.

4. Thiên nhiên và ngoài trời tuyệt vời

Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy dành 30 phút trong tự nhiên mỗi tuần; sẽ làm giảm nguy cơ cao huyết áp và trầm cảm. Tiếp xúc với không khí trong lành rất quan trọng; đặc biệt đối với những người sống trong một thành phố bận rộn và bị ô nhiễm. Hít thở ô xy trong lành có thể làm tăng mức độ serotonin; tăng cường hạnh phúc và khỏe mạnh.

mùa hè thiên nhiên

5. Trẻ hóa với kỳ nghỉ hè

Nghiên cứu cho thấy nghỉ ngơi trước cuộc sống bình thường và đi du lịch thư giãn; là cần thiết để giữ cho bản thân khỏe mạnh và hiệu quả trong thời gian dài. Cho dù bạn ở độ tuổi bao nhiêu đi nữa; hãy dành thời gian để thư giãn vào dịp hè; vì nó có thể mang lại một số lợi ích bao gồm giảm căng thẳng; tăng tính sáng tạo, cải thiện tập trung và sưởi ấm tình yêu của bạn.

nghỉ mát mùa hè

6. Tim khỏe mạnh hơn

Các nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim tăng lên trong những tháng mùa đông; nhưng đạt đến điểm thấp nhất vào mùa hè. Các chuyên gia vẫn chưa xác định nguyên nhân chính xác nhưng những lợi ích nói trên có thể cho thấy lý do sức khỏe tổng thể của bạn tốt hơn trong mùa hè. Mức cholesterol tốt được cho là cao hơn trong mùa này so với những tháng lạnh hơn; có thể vì thời tiết nóng không thể làm co thắt các mạch máu. 

Tuy nhiên cũng cần phải ăn các thức ăn đảm bảo vệ sinh, tốt cho sức khỏe nhé mọi người. Mùa hè có lẽ là mùa các đấng mày râu rất thích, bởi là mùa của bia hơi. Uống bia đừng quên thịt chua Trường Foods nhé. Ăn thịt chua uống bia cực đã, thịt chua Phú Thọ Trường Foods luôn đồng hành cùng các đáng mày râu trong các cuộc nhậu

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2020

Top 6 đặc sản nổi tiếng miền Bắc nên nếm thử một lần


Nổi tiếng với hương vị đặc biệt và gắn liền với các địa danh; mỗi đặc sản này lại mang đến một cảm nhận riêng về ẩm thực truyền thống. Và 6 đặc sản nổi tiếng miền Bắc dưới đây; là 6 món ăn mà bạn nên nếm thử một lần trong đời chắc chắn sẽ là trải nghiệm cảm nhận ẩm thực tuyệt vời với những vị ngon độc đáo khó cưỡng lại.

1. Bánh đậu xanh Hải Dương

Bánh đậu xanh ra đời vào thế kỷ 20 tại Hải Dưỡng trở thành một sản vật đặc trưng nổi tiếng nhất của Hải Dương. Chiếc bánh đậu xanh mộc mạc; nhìn rất đơn giản nhưng lại chứa đựng những hương vị thuần túy; mùi vị thơm nồng nàn mà ăn một lần nhớ mãi, khó quên. Bánh đậu xanh đã trở thành một đặc sản nổi tiếng miền bắc mà bất cứ ai cũng biết.

Nguyên liệu làm bánh đậu xanh là từ bột đậu xanh nguyên chất, trộn mỡ, đường;…và khi thưởng thức để có thể cảm nhận trọn vẹn nhất hương vị ngon của món bánh này thì không thể thiếu chén chè xanh Thái Nguyên. Một sự kết hợp hoàn hảo của vị ngọt béo bánh đậu xanh và vị chát đắng của trả tạo nên cảm giác lan tỏa, đầy chan chứa khi thưởng thức.

bánh đậu xanh
Bánh đậu xanh là đặc sản Hải Dương ngon nhất và được thưởng thức cùng nước chè

2. Chả cá Lã Vọng – Hà Nội

Chả cá Lã Vọng là đặc sản nổi tiếng Hà Nội mà ai đến Hà Nội cũng ít nhất một lần thưởng thức. Được làm từ công thức gia truyền, món ăn trở nên hấp dẫn và nổi tiếng khắp cả nước.

Là món cá tẩm ướp rồi đem nướng trên bếp than hồng và rán lại trong chảo dầu mỡ tạo nên hương vị thơm đặc biệt, khó quên.

chả cá lã vọng đặc sản miền bắc

3. Thịt chua – Đặc sản số 1 Phú Thọ

Thịt chua được biết đến là một món ăn đặc sản vùng đất tổ
Thịt chua được biết đến là một món ăn đặc sản vùng đất tổ

Thịt chua là một món ăn đặc sản của người dân tộc Mường tại tỉnh Phú Thọ. Món ăn này có hương vị có hương vị rất đặc biệt không thể lẫn vào đâu được. Thịt dùng để làm thịt chua phải là phần thịt ba chỉ và phần thịt nạc thai. Sau đó thịt sẽ được lên men theo công thức đặc biệt của người Mường. Thịt chua ngon nhất phải kể đến thịt chua của vùng Thanh Sơn; lợn ở đây được người dân nuôi chủ yếu bằng rau củ và trái cây rừng nên có hương vị thơm ngon tự nhiên. Thịt chua Phú Thọ thường được ăn kèm với các loại rau sống như lá sung; đinh lăng, chấm cùng với tương ớt, trở thành một món nhậu cùng với bia lạnh rất hợp lí.

>Xem thêm : Các sản phẩm thịt chua nổi tiếng tại Phú Thọ

4. Cá kho làng Vũ Đại Hà Nam

Nhắc tới đặc sản Việt Nam, món ăn tinh hoa ẩm thực Việt thì không thể nào thiếu sót món cá kho Vũ Đại nổi tiếng. Món cá kho được kho bằng cá trắm đen với công thức cổ truyền được kho bằng niêu đất với thời gian 16- 24 tiếng đồng hồ tạo nên một món cá kho thịt chắc, xương nhừ và ngày càng phổ biến có mặt trong bữa cơm gia đình người Việt.

cá kho làng vũ đại

5. Chả mực Hạ Long – Quảng Ninh

Nhắc đến chả mực, một món ngon ai cũng mê thì không thể nhắc tới chả mực Hạ Long, đặc sản ở Quảng Ninh. Những con mực tươi được chọn lọc kỹ lưỡng rồi đem tẩm gia vị và cho vào giã tay rồi nặn thành những miếng chả mực và đem rán, để khô. (xem tiếp🦑)

Món chả mực với vị béo ngọt và mùi thơm hấp dẫn khó ai mà có thể cưỡng lại được bởi đó là đây là món ăn trở thành đặc sản mà ai tới Hạ Long cũng không quên mang về làm quà.

chả mực quảng ninh
Chả mực là một trong những đặc sản Việt Nam làm quà

6. Bún cá Hải Phòng

Một đặc sản của thành phố cảng ai cũng biết đến đó là món bún cá. Đây là món ăn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hải sản và sản vật đồng quê. Trong tô bún cá bao gồm chả cá và cá rán xắt khúc; bún và nước dùng được pha chế tinh tế độc đáo với vị ngọt tự nhiên.

bún cá hải phòng đặc sản nổi tiếng miền bắc

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2020

Thịt lợn đông lạnh: Bảo quản và rã đông đúng cách, ngon như thịt tươi

Thịt lợn đông lạnh: Bảo quản và rã đông đúng cách, ngon như thịt tươi

Đến nay, Việt Nam đã chấp thuận cho 24 quốc gia được phép xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt gia súc; gia cầm vào Việt Nam. Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu về nguồn cung thịt lợn đông lạnh; và nó có thực sự đảm bảo an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng không nhé.

Nguồn cung, sản phẩm dồi dào


Trong bối cảnh giá thịt lợn trong nước tăng cao; thịt lợn nhập khẩu cũng được coi là giải pháp thay thế hiệu quả cho người tiêu dùng. Khi được chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm; người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng tùy theo nhu cầu của bản thân và gia đình.

Theo số liệu của Cục Thú y; tính đến tháng 5/2020 đã có 129 doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt vào Việt Nam. Tổng lượng thịt lợn và sản phẩm thịt lợn nhập khẩu hơn 67.270 tấn; tăng 250% so với cùng kỳ năm 2019, sản phẩm chủ yếu từ các quốc gia Canada, Đức; Ba Lan, Brazil, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha và LB Nga.

 

thịt lợn đông lạnh
Miratorg là doanh nghiệp sản xuất thịt lợn lớn nhất của Nga


Đặc tính của thịt lợn nhập khẩu và sản phẩm thịt đều phải cấp đông; nên người chế biến cần phải có kỹ thuật và các thiết bị để rã đông sản phẩm đúng cách. Nếu quá trình rã đông thịt không đúng cách sẽ rất dễ nhiễm vi sinh; làm giảm chất lượng thịt. Do đó, người tiêu dùng khi nấu ăn tại nhà phải tìm hiểu kỹ về quy trình rã đông thịt.

Trên thị trường hiện nay còn có hiện tượng thịt đông lạnh được rã đông rồi bán như thịt tươi sống; tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe người tiêu dùng nên rất cần được cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ.

Đảm bảo an toàn thực phẩm


Để có thể xuất khẩu thịt lợn vào Việt Nam; nước xuất khẩu cần cung cấp cho Cục Thú y các hồ sơ; tài liệu về tình hình dịch bệnh, các chương trình và kết quả giám sát dịch bệnh trên đàn lợn; chương trình và kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thịt lợn; năng lực chẩn đoán; xét nghiệm… để phục vụ việc phân tích rủi ro nhập khẩu.

Nếu kết quả phân tích rủi ro nhập khẩu cho thấy; nước xuất khẩu đáp ứng các yêu cầu về an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm của Việt Nam; thì Cục Thú y sẽ tổ chức đoàn công tác kiểm tra thực tế tại nước xuất khẩu; thống nhất điều kiện nhập khẩu và mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu thịt lợn vào Việt Nam.

Các nhà máy giết mổ, chế biến thịt lợn của các nước được xuất khẩu sang Việt Nam phải được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu kiểm tra điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; sau đó gửi hồ sơ của từng nhà máy cho Cục Thú y để tổ chức thẩm định điều kiện VSATTP.

Cục Thú y tiến hành thẩm định, kiểm tra, đánh giá hồ sơ đăng ký xuất khẩu của từng nhà máy (kết hợp với kiểm tra thực tế khi cần thiết). Nếu đạt yêu cầu thì mới được đưa vào danh sách được phép xuất khẩu thịt vào Việt Nam.

Thịt chua thanh sơn Phú Thọ có đảm bảo an toàn thực phẩm?

Các sản phẩm thịt chua tại Trường Foods cũng được sử dụng nguồn nguyên liệu sạch. Đầy đủ giấy chứng nhận VSATTP, kiểm định của cơ quan chức năng. Từ khâu chọn lọc nguyên liệu cho đến cách làm thịt chua cũng được giám sát 1 cách sát sao. Đảm bảo các sản phẩm đưa ra thị trường sạch nhất, chất lượng nhất. Thịt chua Phú Thọ đặc sản số 1 với hương vị hoàn toàn khác biệt.


Thời gian bảo quản từng loại thịt trong tủ lạnh

  • Bảo quản trong ngăn mát: Thịt gia cầm sống: 1 – 2 ngày. Thịt xay sống: 1 – 2 ngày. Thịt sống đã thái: 3 – 4 ngày. Cá sống: 1 – 2 ngày. Thịt chín (cá, gia cầm,…): 3 – 4 ngày.
  • Bảo quản trong tủ đông, ngăn đá: Thịt gia cầm sống: 9 tháng (cắt miếng) hoặc 1 năm (nguyên con). Thịt bò xay sống: 3 – 4 tháng. Thịt sống đã cắt miếng: 4 – 12 tháng tùy từng loại. Cá sống: 6 tháng. Thịt chín (cá, gia cầm,…): 2 – 6 tháng. Xúc xích và thịt nguội: 1 – 2 tháng.

Sản phẩm thịt lợn nhập khẩu được thực hiện kiểm dịch theo quy định tại Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ NN-PTNT.

Tất cả các lô hàng thịt lợn nhập khẩu vào Việt Nam đều được lưu giữ ở khu vực cửa khẩu nhập và được các cơ quan thú y cửa khẩu kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ.

Các cơ quan thú y cửa khẩu lấy mẫu các lô hàng thịt lợn nhập khẩu để xét nghiệm các chỉ tiêu lý hóa; cảm quan, vi sinh vật gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh theo quy định; nếu kết quả xét nghiệm bảo đảm các yêu cầu mới được phép nhập khẩu vào Việt Nam để tiêu thụ nội địa.

Định kỳ, Cục Thú y chỉ đạo các Cơ quan thú y cửa khẩu xây dựng kế hoạch giám sát; tổ chức lấy mẫu kiểm tra các chất tồn dư trong thịt nhập khẩu.

Như vậy, có thể nói việc kiểm soát dịch bệnh và VSATTP đối với sản phẩm thịt lợn từ các nước nhập khẩu vào Việt Nam được tổ chức kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo VSATTP.

Người tiêu dùng có thể yên tâm


Đánh giá về chất lượng thịt lợn nhập khẩu; bà Lan Anh (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Sau khi mua thịt lợn nhập khẩu từ Nga về sử dụng tôi thấy khá hài lòng. Thịt lợn thơm, thời gian bảo quản được lâu, khi chế biến không có bọt bẩn.

Để thay thế thịt lợn trong nước, tôi nghĩ đây là lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, cũng cần chú ý khi chọn thịt để mua được miếng thịt ngon và rã đông đúng cách khi chế biến”.

Chị Minh Ngọc ở khu đô thị Hoàng Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết; trên chợ online có nhiều người bán thịt lợn nhập khẩu và chị đã thử mua một tảng sườn về ăn. “Sườn nạc và khá mềm, làm món sườn chua ngọt hay nấu canh đều ngon. Giá bán thấp hơn thịt tươi trong nước. Thời gian tới; nếu giá thịt lợn trong nước vẫn đắt như hiện nay thì gia đình tôi sẽ chuyển sang ăn thịt lợn nhập khẩu”; chị Ngọc nói.

Thịt lợn là thực phẩm quan trọng trong thực đơn hàng ngày của người Việt. Bởi vậy, trong thời gian tới; Bộ NN-PTNT tiếp tục khuyến khích tăng cường nhập khẩu thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn để bình ổn giá thịt trong nước.

Nói về thịt lợn đông lạnh nhập khẩu, sau khi kiểm tra thực tế việc nhập khẩu thịt lợn đông lạnh tại Hải Phòng; Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định: “Chất lượng thịt lợn ngoại không thua kém sản phẩm nội”.

Các cách rã đông thịt an toàn

Rã đông bằng đường và nước ấm: Dùng nước ấm khoảng 40oC và 2 thìa canh đường khuấy đều và ngâm miếng thịt lợn đông lạnh trong 7 – 10 phút.

Rã đông thịt từ từ trong ngăn mát tủ lạnh: Lấy thịt từ ngăn đá xuống ngăn mát tủ lạnh để qua đêm. Cách rã đông này khá tiện lợi; thịt có thể cất lại vào ngăn đá tủ lạnh một cách an toàn mà không sợ mất vệ sinh.

Rã đông thịt bằng lò vi sóng: Đây là cách rã đông khá nhanh và an toàn. Tuy nhiên, ngay sau khi thịt rã đông thì chế biến ngay để tránh việc vi khuẩn sinh sôi; do tiếp xúc với nhiệt độ thường có thể làm cho bạn bị ngộ độc và tiêu chảy. Thịt rã đông bằng lò vi sóng cần phải được nấu chín trước khi để trong ngăn đá tủ lạnh trở lại; vì có thể thịt đã nhiễm vi sinh.

Rã đông thịt bằng nồi và nước lạnh: Có một cách rã đông thịt khá phổ biến và tiết kiệm nhiều thời gian; đó chính là sử dụng 2 nồi nhôm có đáy phẳng và một ít nước lạnh. Đặt miếng thịt cần rã đông vào giữa hai đáy nồi kim loại; đổ nước lạnh vào nồi ngửa (hình trên). Khoảng 3 đến 7 phút là thịt đã rã đông rồi. Cách làm này hoàn toàn có thể rã đông mà không sợ thịt chín; mất chất dinh dưỡng vì phải ngâm lâu trong nước hay gặp nhiệt độ cao.


Thứ Tư, 17 tháng 6, 2020

Tổng hợp những đặc sản miền núi đáng tự hào của đất nước Việt Nam


Miền núi Việt Nam là nơi có nền văn hóa ẩm thực khá độc đáo và thú vị. Nơi đây hội tụ bởi nhiều nền văn hóa ẩm thực từ các dân tộc. Ấn tượng từ cách chế biến; các nguyên liệu, gia vị hòa cùng bàn tay khéo léo của người dân đã cho ra đời những món ăn đặc sản thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Dưới đây là những đặc sản miền núi đáng tự hào của nước Việt Nam mà Trường Foods sưu tầm .

1. Thịt lợn cắp nách quay
thịt lợn cắp nách đặc sản miền núi
Lợn cắp nách được thả rông ngoài đồi và tự kiếm ăn với thức ăn chủ yếu là lá cây; rễ, củ hay côn trùng nên phải nuôi cả năm trời chúng cũng chỉ nặng 10 – 20 kg chứ không như lợn ở miền xuôi. Từ thịt lợn cắp nách người ta có thể chế biến nhiều món ăn đơn giản: hấp; xào, nướng hay giả cầy,…Lợn cắp nách thường có bì dày; thịt chắc và rất ít mỡ nên ăn không lo bị ngất. Để thịt lợn cắp nách thêm đậm đà và ngon hơn thì nên ăn kèm với loại lá đặc trưng; tạo nên một hương vị đặc trưng của vùng cao Tây Bắc mà không thể trộn lẫn ở bất cứ nơi nào

2. Phở chua- Cao Bằng


Phở chua cao bằng
Phở chua là đặc sản của vùng đất Cao Bằng; góp phần làm phong phú cho nét văn hóa ẩm thực của các tỉnh miền núi phía Bắc. Phở chua với nhiều gia vị, thành phần như thịt ba chỉ rán giòn màu vàng sậm đẹp mắt; khoai tầu (củ to, bở và ngọt chỉ có ở tỉnh Bắc Cạn và Cao Bằng) được cắt sợi chiên giòn; gan lợn cắt mỏng, dạ dày lợn được làm sạch sau đó luộc qua rồi mới đem rán; thịt vịt quay béo tròn, trong bụng tẩm ướp các loại gia vị và đặc biệt không thể thiếu hương vị của lá móc mật.

Bánh phở Cao Bằng thơm, dai; khó lẫn với những địa phương khác vì được làm từ gạo Cao Bằng ngọt mà dẻo. Ngoài các nguyên liệu trên, phở chua còn ăn kèm với đậu phộng; rau thơm, húng, mùi, dưa chuột cắt mỏng.

3. Thịt trâu gác bếp


Là món ăn đặc sản miền núi phía Bắc như: Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên…Thịt trâu trước khi để lên gác bếp đã được tẩm ướp gia vị cho đến khô; một món ăn nổi tiếng của người dân tộc vùng cao trong dịp năm mới. Món ăn độc đáo dịp tết mà hấp dẫn mà hiện nay xuống cả miền xuôi.

thịt chua phú thọ
Thịt trâu gác bếp – Đặc sản vùng núi Tây Bắc


Vào dịp Tết, người miền núi thường có phong tục giết nguyên một con trâu; bò hay lợn chế biến thành nhiều món khác nhau để ăn mừng năm mới. Hình thức phơi gác bếp cũng là cách để người dân bảo quản thực phẩm dùng trong thời gian dài hơn. Từ cách chế biến đó cùng những loại gia vị đặc trưng đã làm nên món ăn đặc sản khó quên. Thịt trâu dai dai cay cay ăn lai dai vô cùng hấp dẫn.

4. Vịt quay- Lạng Sơn


Vịt quay lá mắc mật ( móc mật ) là món ăn nổi tiếng của đất Lạng Sơn ; khách du lịch khi đến đây đều không thể bỏ qua món vịt quay ” nức tiếng ” này . Vịt bầu Thất Khê; cùng lá mắc mật quay lên tạo vị thơm ngon không thể cưỡng lại với các du khách gần xa.

đặc sản miền núi lạng sơn vịt quay
Để làm nên món vịt quay trứ danh là cả kỹ thuật ướp vịt cũng như bí quyết quay vịt làm sao để vịt vừa chín tới; ăn không bị dai và giữ được độ ngon của vịt . Lớp da vịt màu vàng ruộm được tạo nên từ mạch nha cộng với mật ong; hoàn toàn không có một chút phẩm màu nào .

5. Thịt chua – Thanh Sơn Phú Thọ

Thịt chua là một món ăn bình dị của người Mường sống ở Thanh Sơn (Phú Thọ). Món này được chế biến từ hai thành phần chủ yếu là thịt lợn và thính rang xay mịn. Tuy nhiên với những nguyên liệu, các loại gia vị đặc thù và cách thức chế biến riêng mà Thịt chua Thanh Sơn Phú Thọ có một hương vị độc đáo khó chối từ.

thit chua Trường Foods

Theo lời kể của những người cao tuổi ở đây; nguồn gốc ra đời của món Thịt chua là do nhu cầu giữ thịt được lâu để dùng dần mỗi khi mổ lợn; bởi vậy người Mường nghĩ ra cách muối chua thịt trong ống tre, ống nứa làm “của để dành”.
Dần dà cho tới ngày nay, món thịt chua không còn là món riêng của người Mường nữa; nó đã trở thành niềm tự hào của người Mường nói riêng và người Phú Thọ nói chung.

6. Gỏi cá bỗng sông Lô- Tuyên Quang

gỏi cá bống sông lô
Gỏi cá bỗng sông Lô được ưa chuộng vì là sự kết hợp của chua, cay, mặn, ngọt cùng cách chế biến độc đáo. Thịt cá được sơ chế ngâm trong quả tai chua. Thính ăn kèm làm từ xương cá rang vàng giã nhuyễn. Nước chấm gỏi cá bỗng sông Lô không thể thiếu hạt xẻn hạt dổi.

7. Món Nậm pịa

nậm pịa đặc sản miền núi tây bắc
Là một món ăn đặc sản Mộc Châu, Sơn La, nậm pịa khá đặc biệt bởi mùi vị và màu sắc. Không phải vị khách nào khi du lịch đến Mộc Châu cũng đủ dũng cảm để thưởng thức món ăn này, tuy nhiên đây lại là món ăn yêu thích của người dân vùng cao.

Nguyên liệu để tạo ra nậm pịa bao gồm tiết đông, sụn, đuôi, thịt, bạc nhạc, lục phủ ngũ tạng như lòng, dạ dày, gan và phần ruột non có chứa phân non của bò hoặc dê. Khi ăn thường kèm với hoa chuối, lá bạc hà… Nậm pịa là mồi nhậu thứ thiệt cho phái mày râu ở bản cao trong các phiên chợ ngày lạnh.

8. Bê chao- Mộc Châu

bê chao mộc châu
Đây là mấy món ăn dân dã nhất trong những bữa cơm mỗi du khách đến Mộc Châu. Cốt yếu độ ngon của nó chính là ở chỗ “nóng”: miếng bê chao ăn ngay khi vừa ráo mỡ khỏi chảo khác hoàn toàn với khi để nguội: nó mềm, ngọt, thơm ngậy hơn rất nhiều. Hơi nóng của miếng thịt, thêm vài miếng gừng già quyện với nước tương ngọt lừ khiến ta ngây ngất.

Trên đây là những món ăn đặc sản miền núi Tây Bắc Việt Nam. Đó cũng là những món ăn góp phần làm nên thương hiệu ẩm thực Việt.

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2020

Công thức nấu 8 món ăn từ thịt lợn thơm ngon mới lạ bạn có biết?


Thịt lợn từ lâu đã là một nguyên liệu quen thuộc của người Việt, và thường xuất hiện trên bàn ăn hàng ngày. Các món ăn, món nhậu từ thịt lợn đều rất đa dạng và hấp dẫn. Các bà các mẹ thường chế biến thịt lợn bằng cách kho, rán, luộc,… Tuy nhiên nếu ăn nhiều thường sẽ rất ngán. Điều này khiến cho cho các bà nội trợ phải thường xuyên đau đầu khi phải đổi những món mới lạ. Hiểu được điều đó, chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn độc giả một vài công thức các món ăn từ thịt lợn thơm ngon, mới lạ.

1. Thịt lợn xá xíu

thịt lợn xá xíu
Nguyên liệu:

  • 400g thịt heo nạc vai hoặc mông
  • Tỏi, mật ong, ngũ vị hương
  • Dầu hào, nước tương, đường, dầu ăn, muối, tiêu, dầu mè

Cách làm:

Bước 1: Thịt lợn đem rửa sạch, để ráo, sau đó cắt thành những miếng to bản.

Bước 2: Tỏi lột vỏ rồi băm nhuyễn. Trộn đều tất cả gia vị gồm: tỏi, 2 muỗng dầu hào, 2 muỗng nước tương, 3 muỗng mật ong, 4 muỗng đường, 1 muỗng ngũ vị hương, 1 muỗng dầu ăn, ít muối, tiêu, dầu mè. Sau đó cho vào chảo để lửa nhỏ khuấy đều cho hỗn hợp tan hết thì tắt bếp, để nguội.

Bước 3: Ướp thịt với nước sốt đã nguội, để thịt ngấm gia vị hơn nên ướp 1 ngày hoặc qua đêm. Nếu không có thời gian thì nên ướp ít nhất là 3 tiếng.

Bước 4: Khi đã ướp xong thì xếp thịt lên lò nướng điện hay nướng bằng than hoa đều được. Khi cả 2 mặt đều chín vàng thì cắt nhỏ và xếp ra đĩa.

2. Thịt lợn giả cầy


Nguyên liệu:

  • 500g chân giò heo hoặc thịt ba chỉ
  • Củ riềng, nghệ tươi, sả, ớt
  • Mẻ, mắm tôm
  • Muối, nước mắm, bột ngọt, hạt nêm
thịt lợn giả cầy
Công thức nấu thịt lợn giả cầy

Cách làm:

Bước 1: Riềng, sả, ớt rửa sạch rồi cắt nhỏ hoặc thái lát. Nghệ gọt vỏ sau đó giã nát để chắt lấy nước.

Bước 2: Thịt lợn đem rửa sạch, và nướng qua để lớp da bên ngoài hơi xém. Sau đó đem rửa lại bằng nước sạch và cắt thành từng miếng nhỏ. Nếu bạn dùng chân giò để nấu, thì dùng rơm thui vàng chân giò hoặc cho vào lò vi sóng nướng sao cho vàng. Sau khi nướng xong cũng đem rửa sạch, cạo phần cháy khét và chặt thành từng miếng vừa ăn.

Bước 3: Ướp thịt đã cắt nhỏ với riềng xay nhuyễn, mẻ, mắm tôm, nước nghệ, bột ngọt, ớt, hạt nêm trong khoảng 30 phút.

Bước 4: Đun nóng dầu trong nồi, cho thịt đã ướp vào đảo đều cho tới khi thịt hơi săn lại. Tiếp theo cho khoảng nước lọc vào sao cho nước ngập thịt rồi đun lửa nhỏ nấu tới khi thịt chín mềm là tắt bếp.

3. Thịt lợn xào chua ngọt


Nguyên liệu:

  • 300 g thịt heo
  • Gừng, trứng gà, ớt chuông, thơm, cà rốt, hành tây
  • Sốt cà chua, bột mì, bột nở, giấm gạo
  • Dầu hào, bột khoai tây, dầu ăn, nước tương, đường, muối

công thức nấu thịt lợn xào chua ngọt món ăn từ thịt lợn ngon
Cách làm:

Bước 1: Đầu tiên đem thịt lợn rửa sạch, cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn. Ướp thịt với 1 muỗng nước tương, 1 muỗng dầu hào, ¼ muỗng nước gừng trong thời gian khoảng 30 phút.

Bước 2: Tiến hành làm nước sốt chua ngọt trong thời gian ướp thịt. Cách làm sốt chua ngọt: 1 chén nước, nửa chén giấm gạo, 3 muỗng đường, 2 muỗng bột khoai tây, ¼ muỗng muối. Nấu hỗn hợp này trên bếp cho tới khi hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp.

Bước 3: Trộn bột mì và bột khoai tây theo tỉ lệ 2:1 cùng nửa muỗng bột nở, cho thêm nước vào đánh đều tay để hỗn hợp bột thành hơi lỏng. Tiếp theo đánh tan lòng đỏ trứng rồi đổ chung vào hỗn hợp bột, tiếp tục đánh đều một lần nữa, nếu hỗn hợp bị đặc thì cứ cho thêm nước vào.

Bước 4: Đun nóng chảo với lửa vừa. Đổ dầu ngập chảo, sau đó cho thịt lợn đã được nhúng qua bột và dầu ăn vào chảo chiên vàng hai mặt rồi vớt ra. Sau khi chiên hết thịt thì tiến hành chiên ớt chuông, hành tây, thơm, cà rốt đã cắt nhỏ và đảo cho chín tới là vớt ra.

Bước 5: Cho cả thịt và rau củ đã được chiên vàng vào trộn chung với nước sốt, nấu nhỏ lửa cho tới khi thịt và rau đều ngấm sốt thì tắt bếp, dọn ra đĩa.

4. Thịt lợn nướng chao


Nguyên liệu:

  • 500g thịt heo vai hoặc bắp đùi
  • 5 viên chao
  • Dầu ăn, sa tế, đường, bột ngọt, nước

Cách làm:

Bước 1: Thịt lợn đem rửa sạch, để ráo, cắt thành những miếng mỏng vừa ăn. Ướp thịt với chao, 3 muỗng sa tế, 2 muỗng nước cốt tỏi, 2 muỗng đường, 2 muỗng dầu ăn, 1 muỗng bột ngọt trong thời gian khoảng 3 – 4 tiếng.

Bước 2: Nướng thịt đã ướp bằng lò vi sóng hoặc lò than đều được. Nếu nướng bằng lò vi sóng thì chỉnh thời gian nướng mỗi lần là 15 phút. Sau 15 phút nướng, bạn lấy thịt ra để quét thêm một lớp sa tế lên bề mặt thịt cho màu đẹp mắt, thấm vị. Tương tự với cách nướng lò than, bạn cũng phải quét lớp sa tế lên thịt khoảng 2 – 3 lần.

Bước 3: Khi thịt chín, xếp thịt lên đĩa, có thể trang trí thêm cà chua, dưa chuột cho đẹp mắt.

5. Thịt nguội từ thịt và da lợn


Nguyên liệu:

  • Thịt lợn nạc: 800 g
  • Bì heo: 200 g
  • Bì heo: 1 miếng lớn có kích thước khoảng 20 x 40 cm
  • Rượu Mai Quế Lộ
  • Baking soda
  • Các gia vị: muối, đường, hạt nêm, xì dầu, hạt tiêu xay
  • Màu đỏ thực phẩm (có hoặc không cũng được)

công thức nấu thịt lợn nguội

Cách làm:

Bước 1: Nhúng phần da lợn vào nước sôi rồi lấy dao cạo hết lông. Sau đó, rửa lại với muối và nước sạch rồi cắt thành những miếng nhỏ hình vuông.

Bước 2: Thịt nạc đem rửa sạch với nước, thái thịt thành những miếng vuông nhỏ có kích thước đều nhau.

Bước 3: Ướp thịt lợn với 2 muỗng cà phê muối và 1 muỗng cà phê baking soda. Sau 3 tiếng thì cho tiếp 2 muỗng canh xì dầu, 2 muỗng canh hạt nêm, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh rượu Mai Quế Lộ, 1 muỗng canh hạt tiêu xay, một chút màu đỏ thực phẩm (không bắt buộc) vào. Đảo đều hỗn hợp thịt, rồi cho vào tủ lạnh ướp qua đêm.

Bước 4: Trải 1 miếng giấy nướng nên bàn. Sau đó trải miếng bì heo lên miếng giấy, cho một lớp thịt nạc nên, tiếp tục 1 lớp bì, 1 lớp thịt. cho đến khi hết nguyên liệu.

Bước 5: Cuộn chặt miếng bì bên ngoài cùng. Bọc bên ngoài bằng 1 lớp lá chuối hoặc giấy bạc đã được đục lỗ xung quanh. Dùng dây nilong cố định miếng thịt nguội theo chiều ngang và chiều dọc (tương tự cách gói giò chả).

Bước 6: Cho khối thịt vào nồi hấp trong vòng 90 phút. Bóc lớp vỏ lá chuối hoặc giấy bạc ra rồi rửa khối thịt với nước sôi để nguội. Dùng màng bọc thực phẩm cuộn khối thịt lại, rồi cất vào ngăn mát tủ lạnh. Sau 1 đêm thịt săn lại, lúc này bạn có thể cắt ra ăn trực tiếp.

6. Thịt lợn cuộn măng hầm


Nguyên liệu:

  • 6 dải thịt heo thái mỏng
  • 1 cây măng
  • 1 hộp nấm ngọc chấm xám
  • 2 nhánh hành lá
  • Bột bắp, dầu hào, gia vị
Thịt lợn cuộn măng hầm món ăn ngon từ thịt lợn
Món ăn mới lạ thịt lợn cuộn măng hầm


Cách làm:

Bước 1: Măng gọt vỏ, luộc chín và vớt ra ngâm với nước lạnh. Sau đó thái miếng nhỏ hình chữ nhật. Nấm ngâm với nước muối rồi rửa sạch, bỏ gốc. Hành lá rửa sạch cắt khúc.

Bước 2: Trải từng miếng thịt đã được thái mỏng lên khay phẳng, rắc lên đó một chút bột bắp và gia vị, xếp lần lượt măng, nấm, hành lá vào cuộn tròn.

Bước 3: Cho ít dầu vào chảo, đặt từng miếng thịt cuộn măng vào chảo và chiên vàng đều.

Bước 4: Hòa tan bột bắp cùng dầu hào rồi đổ vào chảo riêng đun tới khi sôi hơi sánh lại là được.

Bước 5: Xếp từng phần thịt cuộn đã chiên chín ra dĩa, rưới sốt lên trên là xong.

7. Thịt chua cuốn lá sung

Nguyên liệu:

  • 800g thịt mông, vai
  • 200g thính gạo
  • 1,5 thìa cafe hạt nêm
  • 2/3 thìa cafe hạt tiêu
  • Lá ổi và gia vị cần thiết khác
Thịt Chua Thanh Sơn - Đặc sản đất tổ
Thịt Chua Thanh Sơn – Đặc sản đất Tổ

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế thịt lợn: rửa sạch, loại bỏ bớt màng và gân của thịt. áp chảo qua miếng thịt chín mặt ngoài. Thái thành từng miếng mỏng đều nhau

Bước 2: Trộn gia vị cùng thịt theo tỷ lệ đều cho đến khi thịt ngấm gia vị

Bước 3: Tiến hành trộn thính gạo đều với thịt 

Bước 4: Xếp lá ổi vào hộp sau đó nèn chặt thịt đã trộn thính. khoảng 3 ngày là có thể sử dụng được

Thịt chua là đặc sản nổi tiếng của vùng đất Thanh Sơn Phú Thọ. Món ăn xuất phát từ đồng bào dân tộc mường nay được lưu giữ lại và cải tiến thành món ăn đặc sản. Thịt chua Phú Thọ mang hương vị rất đặc biệt, cho ta cảm giác thanh mát khi thưởng thức. Cách làm thịt chua cũng vô cùng đơn giản, mọi người có thể tự làm tại nhà. Thịt chua thanh sơn, món ăn từ thịt lợn sẽ thay đổi hoàn toàn vị giác của cả gia đình.

8. Thịt Muối

Nguyên liệu:

  • 500g thịt ba chỉ ngon
  • 200g thính gạo
  • 1,5 thìa cafe hạt nêm
  • 2/3 thìa cafe hạt tiêu

thịt muối món ăn từ thịt lợn ngon hấp dẫn

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế thịt lợn: rửa sạch miếng thịt ba chỉ bằng muối

Bước 2: Trộn gia vị cùng thịt theo tỷ lệ đều cho đến khi thịt ngấm gia vị

Bước 3: Tiến hành trộn thính gạo đều với thịt. Ủ cho miếng thịt lên men tự nhiên trong vòng 72 tiếng là có thể đem ra chế biến sử dụng được. 

Cách chế biến: 

  • Bóc hộp sản phẩm để khoảng 5p ngoài không khí
  • Cho lên chiên với dầu nhỏ lửa đến khi thịt chín
  • Thái miếng mỏng ăn cùng với cơm trắng

Thịt muối cũng là món ăn từ thịt lợn đặc sản của Phú Thọ, món ăn mang hương vị khác biệt, có vị chua chua mặn mặn rất phù hợp ăn cùng cơm trắng. Thịt muối thanh sơn phú thọ luôn được thực khách gần xa mua về làm quà mỗi lần ghé qua mảnh đất này

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2020

Tổng hợp các món ăn ngon thay đổi hàng ngày cho bữa cơm gia đình

Đôi khi chúng ta có khách tới nhà chơi, vì muốn tiết kiệm thời gian nên sẽ “rủ nhau” đi nhà hàng, nhưng thực ra tâm lý ai cũng muốn ăn bữa cơm thận mật tại nhà. Vậy làm thế nào để tiết kiệm thời gian? Dưới đây là tổng hợp các món ăn ngon dễ nấu tiết kiệm thời gian

1. Thịt bò xào

– Thịt bò cắt lát cho rượu vang, hạt tiêu, muối, tinh bột, một ít dầu ăn, trộn đều ngâm ướp trong 15 phút;

– Ớt xanh và ớt đỏ cắt thành miếng, hành lá cắt đoạn, ớt vàng cắt hạt lựu, gừng ngâm thái lát, tỏi băm;

– Sau khi dầu trong chảo nóng, thịt bò được cho vào xào nhanh cho đến khi thay đổi màu sắc;

– Cho dầu vào chảo phị thơm tỏi, cho ớt tiêu vàng và gừng ngâm vào phi thơm, cho ớt xanh và đỏ, muối rồi xào đều;

– Đổ thịt bò vào xào, cho nước tương, bột gà, hành lá cắt đoạn vào xào đều là xong.

2. Sườn hấp kê 

– Kê ngâm trong nước trong ba giờ;

– Xương sườn ngâm trong nước trong 30 phút để loại bỏ máu;

– Thêm 3 gram đường, 5 gram muối, 20 gram nước tương, nấu rượu 10 gram, 10 gam sốt hào, tương ớt 15 gram;

– Ướp trong 2 giờ để thấm vị;

– Thêm sườn vào kê và trộn đều.

– Khoai tây cắt lát cho vào đáy khuôn chứa;

– Sau đó đổ sườn và kê đã trộn vào, hấp trên lồng trong khoảng 40 phút là xong.

3. Chân gà om

Các món ăn ngon

– Loại bỏ móng vuốt chân gà, trụng nước vớt ra;

– Nấu đường lên màu cho chân gà xào đến hơi vàng;

– Cho vào hành tây và gừng, sao hồi, ớt đỏ xào đến khi có hương thơm;

– Cho nước tương đậm và nhạt với tỉ lệ 1: 1, 1 bát rượu gạo. Đun sôi

– Cho muối, thập tam hương, đun sôi;

– Lửa vừa và nhỏ nấu trong 15 đến 20 phút rồi chỉnh lửa lớn rút nước là xong. Cho một chút bột ngọt khi lấy ra khỏi nồi để tạo hương vị.

4. Thịt bò xào trứng – Món ăn ngon dễ làm

– Thịt bò cắt lát mỏng, thêm nước xốt ướp (nước tương, gừng, rượu, đường, tinh bột, dầu lạc) và trộn đều, sau khi ngâm vớt ra, đợi dùng, sau khi đánh trứng, thêm muối và trộn đều;

– Cho thịt bò sau khi ngâm vào trứng

– Đun nóng nồi khoảng 10 phút, cho dầu vào đến khi hơi nóng, cho hỗn hợp trứng vào, xào cho đến khi trứng đông tụ với nhiệt độ trung bình, rắc hành tây và trộn đều, là có thể lên bàn ăn.

5. Cơm nắm trân châu

– Gạo nếp rửa trước ngâm qua đêm, lây ra để ráo nước;

– Thịt lợn ướp muối, nước tương, rượu nấu ăn, dầu, tinh bột, trứng chim cút trộn đều theo một hướng. Sau đó thêm gừng hành thái nhỏ vào, củ sen và trộn đều;

– Thịt cắt thành dang viên

– Thịt viên tráng một lớp gạo nếp;

– Cho viên chân trâu vào trong nồi hấp, sau khi nước sôi tiếp tục hơi đun trong khoảng 10 phút.

6. Ớt băm xào mề gà

Các món ăn ngon mỗi ngày

– Làm sạch mề gà cắt lát, thêm gừng, ớt đỏ băm nhỏ, rượu ngâm trong khoảng 20 phút;

– Ớt xanh dài rửa sạch, bỏ hạt và cắt thành đoạn, hành lá, gừng và tỏi cắt lát;

– Chảo nóng cho dầu, đợi dầu nóng, lần lượt cho vào tiêu, gừng, hành tây, tỏi phi thơm;

– Cho mề gà đã ướp vào khuấy xào cho đến khi gần chín;

– Thêm ớt tiêu xanh vào xào, thêm một ít nước tương đậm, ớt xanh xào đến gần chín, cho một ít muối, đổ một chút dầu mè vào là được.

7. Sốt chân gà hấp

– Loại bỏ móng vuốt chân gà trụng nước 3 phút, lấy ra để ráo;

– Sau khi dầu nóng cho chân gà vào và chiên nó cho đến khi nó hơi vàng, rồi lại ngâm chân gà trong nước lạnh trong 10 phút.

– Vớt chân gà ra cho muối, hạt tiêu, hành tây, ớt đỏ, tỏi, bột đậu tương, bột thô, rượu nấu ăn, dầu mè, nước tương đậm, nước tương nhtaj, nước sốt hàu trộn đều;

– Cho đậu phụ vào tô và cho chân gà vào sắp xếp ngay ngắn, đổ nước sốt còn lại lên chân gà và hấp trong chảo trong 25 phút.

8. Sốt cà tím

Món ăn ngon mỗi ngày

– Cà tím bỏ cuống rửa sạch, cắt thành từng miếng, ngâm trong 10 phút với nước muối nhẹ, hành lá băm nhỏ, gừng băm nhỏ;

– Dầu nóng cho cà tím vào, lửa nhỏ chiên cà tím từ từ đến khi mềm cho ra;

– Đổ dầu vào trong nồi, cho tỏi và gừng phi thơm, cho tương đậu vào xào đến khi ra dầu đỏ;

– Đổ cà tím vào xào, thêm rượu, đường, nước tương, đổ nước sôi vào nấu một thời gian, cho dầu ớt, dầu tiêu vào, đợi cho đến khi súp khô, rắc hành lá lên là xong.

9. Chân giò sốt ớt

– Chân giò rửa sạch, gừng và tỏi cắt lát;

– Đun sôi nước, thêm hành tây gừng miếng vào, đổ một chút rượu nấu ăn vào, sau khi nước sôi cho chân giò vào trụng đến khi nổi bọt vớt ra;

– Cho dầu vào trong nồi, thêm ớt khô, hạt tiêu, sao hồi, gừng, tỏi vào xào;

– Cho chân giờ vào xào, thêm nước tương đậm, giấm, gia vị muối, thêm nước không ngập quá chân giò;

– Lửa lớn đun sôi rồi chỉnh lửa nhỏ để chân giò mềm và rút nước là xong.

10. Gà ớt cay

các món ăn ngon mỗi ngày

– Thịt gà rửa sạch và cắt thành miếng nhỏ 2-75px, thêm rượu, muối, trộn và ướp trong 20 phút.

– Gừng tỏi cắt lát, hành tây và ớt khô cắt đoạn;

– Cho 300ml dầu vào nồi đun nóng, thêm thịt gà vào chiên sơ, chiên cho đến khi có màu vàng vàng;

– Chỉnh lửa lớn làm nóng dầu, thêm gừng, tỏi phi thơm, thêm ớt, thêm gà vào xào, thêm bột gà rắc vào và đường trắng và hành lá vào khuấy đều.

11. Gà xào – Món ăn ngon hấp dẫn

– Rửa sạch thịt gà, cắt miếng, cho vào nồi nước đã thêm rượu vào trụng rồi vớt ra để ráo nước.

– Cho dầu vào đun nóng, cho sao hồi, quế, lá thơm, ớt khô, hạt tiêu, gừng hành lá xanh vào phi thơm;

– Xào 3 phút cho vào thịt gà, thêm nước tương đâm, nước tương nhạt, đường, xào cho đến khi lêm màu;

– Thêm nước sôi không qua mặt gà, thêm nước sốt cà chua, nước cốt chanh, đập nắp và chỉnh ngọn lửa nhỏ nấu trong 20 phút. Thêm ớt xanh,ớt đỏ, muối, tiêu, lửa lớn đên khi rút nước.

12. Đậu hũ khô xào hẹ

– Cần một lượng nhỏ hẹ, 6 miếng đậu hũ khô, một trái ớt đỏ, lượng dầu, một chút muối, một vài giọt nước tương.

– Hẹ rửa sạch, cắt thành đoạn, đậu hũ khô rửa sạch cắt sợi, băm nhỏ, ớt đỏ bỏ hạt cắt sợi nhỏ;

– Cho dầu vào chảo đun nóng, cho ớt đỏ và đậu hũ khô vào xào thơm, thêm một chút muối, nước tương gia vị, có thể thêm một ít nước;

– Tiếp tục xào, cho đến khi súp nước rút lại đậu hũ khô thơm trở nên mềm mại và mịn, thêm hẹ, xào đều, cho đến khi hẹ trở nên mềm là có thể cho ra nồi.

13. Bắp cải xào miến

món ăn ngon

– Rửa sạch bắp cải cắt sợi và miến ngâm mềm;

– Thịt ba chỉ cắt lát, hành tây cắt lát, gừng cắt nhỏ, tỏi cắt lát, ớt đỏ thái hạt lựu;

– Cho dầu vào chảo nung nóng, cho thịt heo vào xào ra dầu, sau đó cho ớt đỏ khô vào, hành tây, gừng và tỏi vào phi thơm, thêm nước tương, rượu xào sơ sau đó thêm bắp cải vào;

– Khi ra nước và trở nên mềm, đổ miến vào xào đều, thêm muối, để cho miến hoàn toàn hấp thụ nước sốt;

– Cho đến khi thấm hương vị và miến băp cải trở nên mềm, thêm ớt đỏ vào khuấy đều là xong.

14. Thịt băm bí đao

– Rửa và gọt vỏ bó đao, cắt thành lát dày 2mm, và băm tỏi và hành;

– Thêm một chút tỏi băm nhỏ vào thịt băm thêm muối ướp trong 5 phút;

– Cho các lát bí đao vào dĩa xếp ngay ngắn, cho thịt băm ướp sẵn lên trên mặt bí, đặt nó trong nồi hấp, và hấp lửa vừa trong 8 phút cho đến khi bí chín mềm;

– Cho một vài giọt dầu mè, rắc hành lá lên trên mặt là được.

15. Trân châu củ sen

– Gạo nếp ngâm trong nước trong 2 giờ lấy ra để ráo nước;

– Hành lá cắt nhỏ, gừng băm;

– Thịt heo thêm muối, nấu rượu, hành lá, gừng và trộn đều;

– Củ sen bào nhỏ, thêm thịt gia vị và trộn đều;

– Lăn thịt thành quả bóng và cuộn một lớp gao nếp lên.

– Đặt nó trong nồi hấp và dùng lửa lớn hơi nước hấp trong 20 phút.

– Tắt lửa và rắc hành lá lên là được.

16. Kiến trên cây

– Sử dụng nước lạnh ngâm miến mềm vớt ra;

– Cà rốt ớt xanh băm nhỏ, hành lá gừng cắt đoạn;

– Xào một muỗng dầu đỏ tương đậu, chỉnh lửa nhỏ, khuấy đều, xào cho đến khi ra dầu màu đỏ là được;

– Cho thịt băm nhỏ vào xào tan trở thành màu trắng, cho một thìa cà phê đường, cho cà rốt và hành lá , gừng vào;

– Cho nước vừa đến mặt thịt băm, thêm miến vào;

– Đun sôi, nước sắp rút lại, dùng cái xẻng xào đảo đều rút nước, cho ớt xanh, bột gà, dầu mè đảo đều rồi tắt lửa.

17. Sốt sườn heo chua ngọt

– Xương sườn trụng qua nước sôi, vớt ra rửa sạch nó bằng nước sôi một lần nữa;

– Để ráo thêm muối, rượu, xì dầu, gừng hành và ướp trong 5 phút.

– Xương sườn được đặt trong nồi hơi dùng áp lực hơi nước hấp, bật lửa nấu trong 4 phút rồi tắt lửa;

– Chờ cho đến khi nguội và vớt xương sườn ra;

– Cho dầu vào chảo đun nóng thêm đường, giấm, nước sốt cà chua lửa nhỏ đun;

– Khi nước sốt trong chảo đặt lại, cho sườn vào chảo xào thấm nước sốt, rắc mè và tắt lửa.

18. Bữa ăn sáng dinh dưỡng: cháo trứng muối thịt băm

– Cắt trứng muối thành từng miếng, thêm muối và dầu mè và ướp trong 10 phút.

– Rửa gạo rồi cho muối và dầu mè vào ngâm trong 10 phút;

– Thịt lợn băm cho vào chảo dầu xào sơ biến sắc rồi vớt ra để ráo dầu;

– Nước nấu sôi, cho gạo vào nấu sôi và sau đó chỉnh lửa nhỏ, thêm một lượng trứng muối vào, thịt lợn băm vào, muối, bột gà, hành lá, nấu khoảng 50 phút, bỏ phần trứng còn lại và hành lá vào đun sôi trong 10 phút .

19. Thịt băm xào cà tím

– Sau khi cà tím được rửa sạch, chúng được cắt thành các đoạn dài khoảng 6 cm và sau đó chia cắt thành 4 sợi dài.

– Đổ lượng dầu thích hợp vào nồi và cho cà tím vào chiên.

– Cho dầu vào chảo khác, cho thịt băm vào xào, sau đó thêm tỏi, hành tây và gừng xào;

– Cà tím chiên xong cho vào chảo thịt băm, thêm gia vị và khuấy đều.

20. Sườn kho nước sốt gừng tàu xì – Món ăn ngon hương vị hấp dẫn

– Tàu xì rửa sạch, xả nước để ráo và băm nhuyễn;

– Gừng bỏ vỏ, nghiền nát, tỏi loại bỏ vỏ ngoài, cắt thành hạt;

– Cho gừng vào bát, thêm tất cả các gia vị và trộn đều;

– Rửa sạch xương sườn, để ráo nước;

– Thêm 1 muỗng bột nguyên liệu, sau đó thêm gia vị hỗn hợp trộn đều.

– Cho nước sốt vào nồi và hấp hơi nước trong15 phút.

21. Cánh gà thì là

– Cánh gà rửa sạch dùng một cây tăm đăm nhiều lỗ ở mặt sau;

– Gừng bỏ vỏ và thái lát;

– Cánh gà thêm rượu, muối, nước tương, tiêu, sốt hào, gừng ướp trong 30 phút;

– Đun nóng dầu trong chảo và thêm cánh gà vào chiên cho đến khi da cáo màu vàng nâu;

– Thêm một bát nhỏ nước và cánh gà ướp với các loại gia vị còn lại vào với nhau;

– Lửa lớn đun sôi, cho đến khi súp rút lại, thêm bột thì là và hạt thì là, khuấy đều.

22. Khoai tây sợi xào ớt

– Cắt khoai tây thành sợi và thêm muối vào nước trong chậu ngâm khoai tây;

– Cắt ớt thành sợi;

– Vớt sợi khoai tây ra để ráo;

– Đun chảo dầu nóng;

– Cho vào tỏi;

– Thêm ớt sợi vào xào;

– Cho khoai tây vào xào;

– Thêm nước tương, giấm, muối vào khuấy xào;

– Xào trong một hoặc hai phút lấy ra khỏi nồi.

23. Mì xào thịt băm ớt chuông – Món ăn ngon cực kỳ đơn giản

– Thịt lợn băm nhỏ, ớt xanh và đỏ cắt lựu, cần tây thái hạt lựu;

– Đun sôi nước, nước sau khi sôi cho mì vào;

– Luộc mì vừa chín tới cho vào nước lạnh trụng qua;

– Cho dầu vào trong chảo đợi nóng cho thịt băm vào xào nhanh;

– Xào cho đến khi nổi bọt thịt đổi màu và cho nước tương vào xào thơm;

– Sau đó thêm ớt xanh và đỏ, cần tây vào xào;

– Cho mì nấu chín vào, thêm muối thích hợp, trộn đều là xong.

24. Cánh gà tỏi phi

– Lấy một cái bát, đổ vào nước tương, muối, gừng, tiêu đen, geraniol, rượu để ướp thịt;

– Cắt một số đường nhỏ trên mặt cánh gà và đặt nó trong nước sốt ướp trong một giờ.

– Tỏi băm nhỏ;

– Cho dầu vào chảo, cho cánh gà ướp vào, cho ít đường trắng chiên lên màu;

– Cho vào nước tương khuấy đều thêm tỏi cho đến khi có mùi thơm;

– Thêm lượng nước thích hợp, đun sôi. Sau khi cánh gà được nấu chín, thêm muối vào nước sốt.

25. Cánh gà coca – Món ăn ngon độc đáo

– Rửa sạch cánh gà, hành tây gừng cắt lát, hành lá cắt đoạn, chảo dầu nóng, cho hành tây gừng xào thơm;

– Cho cánh gà vào chiên đến bề mặt biến màu vàng, thêm hai thìa nước tương, xào trong một thời gian;

– Thêm coca vào nồi, đun sôi chỉnh lửa nhỏ nấu từ từ;

– Sau khi cánh gà mềm,bật lửa lớn để rút nước.

26. Cà tím chiên

– Trộn bột và nước, đổ chất lỏng trứng đánh tan vào, trộn thành một dạng hồ, khuấy đều;

– Rửa cà tím, bỏ cuống và cắt thành miếng lớn khoảng 7mm;

– Cho dầu vào chảo đun nóng, cà tím lăn bột cho vào chảo chiên cho đến khi cả hai bên vàng, cà tím chín mềm rồi cho ra chảo;

– Tỏi băm nhuyễn, đổ nước tương, đổ một giọt dầu mè và trộn đều;

– Cà tím chiên ăn kết hợp nước tương tỏi.

27. Thịt bò xào hành lá

– Cần 500g thịt bò, hành lá và tỏi;

– Thịt bò cắt lát, thêm lòng trắng trứng, rượu, nước tương, ướp trong mười phút, thêm tinh bột và dầu ăn;

– Sau khi dầu trong chảo nóng, xào hành tây và tỏi băm nhỏ. Cho thịt bò vào xào cho đến khi chín, thêm hành lá còn lại, nước tương, muối, bột gà, tiêu trắng, dầu mè. Khuấy xào và cho ra chảo.

28. Thịt chua – Món ăn ngon mỗi ngày

thịt chua món ăn ngon
Cách thưởng thức thịt chua ngon

– Chuẩn bị các loại lá: lá sung, lá đinh lăng, lá mơ …

– Bóc hộp sản phẩm ăn liền thịt chua phú thọ đổ ra đĩa. Sử dụng gói tương ớt có sẵn trong mỗi hộp thịt chua đổ ra bát

– Sử dụng các loại lá cuốn thịt chua kèm chấm với tương ớt

Thịt chua món ăn vặt 4 mùa vô cùng tiện lợi, hương vị độc đáo khiến ta ăn một lần là nhớ mãi

29. Sườn sốt mật

– Xương sườn rửa sạch để ráo nước, chảo đun nóng 3 phần, cho xương sườn vào, ngọn lửa vừa bắt đầu chiên;

– Xương sườn đổi màu xuất hiện nước thì chỉnh lửa nhỏ tiếp tục xào, thêm đường nâu, nước tương;

– Thêm nước nóng, lượng nước không ngập quá mặt xương sườn, thêm vào hành tây, gừng, hạt tiêu khô, sao hồi, thảo quả;

– Chỉnh ngọn lửa nhỏ, hầm trong 40 phút

– Sau khi xương sườn mềm và nát, bật lửa lớn để làm ráo nước, đồng thời xào. Lấy ra khỏi nồi thêm ít giấm trộn đều.

30. Thịt Muối – Món ăn ngon đặc sản phú thọ

– Bóc hộp sản phẩm thịt muối Thanh Sơn để ngoài không khí khoảng 5 phút cho hết lạnh

– Cho dầu vào chảo đun sôi dầu thả thịt muối vào chiên. Sau đó vặn nhỏ lửa cho đến khi miếng thịt vàng đều

– Thái lát mỏng ăn cùng với cơm trắng. Có thể chấm thêm tương ớt 

Thịt muối thanh sơn món ăn ngon mỗi ngày
Thịt muối đem lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng, nhất là bà bầu

Lời kết: 

Hi vọng với gợi ý 30 món ăn ngon cực kỳ đơn giản, dễ chế biến, tiết kiệm thời gian. Mọi người có thể tiếp đãi khách quý với 1 bữa cơm vô cùng ngon lại nhanh. Thịt chua Trường Foods có đầy đủ các sản phẩm thịt chua, thịt muối, nem sợi. Những món ăn vô cùng đơn giản, không cần chế biến hoặc chế biến chỉ trong 5p. Giúp mọi người có món ăn tiện lợi khi cấp bách nhất

————————————————————-
Trường Foods – Thương hiệu thịt chua số 1 Phú Thọ

🌏 website: https://truongfoods.vn
🏠 Thị trấn Thanh Sơn – H.Thanh Sơn – T. Phú Thọ
☎️ 1900633312 – 02102225666
🏘 Văn phòng giao dịch: 11 Nguyễn Văn Giáp- Nam Từ Liêm- Hà Nội
☎️ 093 6093995